Cây tía tô có tên khoa học là Perilla fructescens L. Britt họ hoa môi – Lamiaceae
Lá tía tô được sử dụng rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam, thường được dùng ăn sống hoặc làm gia vị khi nấu. Ngoài cách dùng trên lá tía tô cũng đã dạng được sử dụng trong đông y như một phương thuốc.
1. Tử tô tử là quả chín phơi hay sấy khô
2. Tư tô là cành non có mang lá của cây tía tô phơi hay sấy khô
3. Tử tô diếp là lá phơi hay sấy khô
4. Tô ngạnh là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô
Thành phần
Trong tía tô có mùi thơn đặc biệt vì toàn cây tía tô có chứa 0.5% tinh dầu, trong tinh dầu có thành phần chủ yếu là Perilla Andehyt C10H14O (55%), a- pinen và dihydrocumin C10H14O. Perilla Andehyt tạo nên mùi thơm đặc biệt của tía tô, chất này có vị ngọt gấp 2.000 lần đường, khó tan trong nước, đun nóng sẽ phân giải, có độc.
Công dụng Theo YHCT tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Thông thường lá tía tô có tác dụng làm cho ra mồ hôi, chữa ho, giúp tiêu hóa tốt, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo, có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá.
Liều dùng
Lá tía tô hàng ngày uống 3-10gr, cành ngày uống 6-20gr dưới dạng sắc hoặc hãm nước sôi.
Đơn thuốc có lá tía tô
1. Chữa bệnh cảm, sốt, nhức đầu,
Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ.
Lá cây tía tô tươi 30-50 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống 1 lần sẽ giảm chướng bụng.
Sắc lá cây tía tô, cam thảo, gừng sống mỗi thứ 10g, lấy 1 cốc (200ml) chia 3 lần trong ngày, uống nóng.
3. Tía tô chữa đau do gút