
1. Tên gọi: Cây Màn màn tím, Màn ri tím – Cleome chelidonii L.f (Polanisia chelidonii (L.f) A. DC), thuộc họ Màn màn – Capparaceae.
Màn màn tím, hay còn gọi là màn ri tím, màn ri tía, mằn ri, rau mằn (Tên khoa học:Cleome chelidonii) là một loài thực vật có hoa trong họ Màn màn. Loài này được L.f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1782.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, làm hết nấc cụt, hết chóng mặt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận.
Ở Ấn Ðộ, rễ dùng làm thuốc trị giun; nước sắc cây dùng chữa viêm gan mạn tính và bệnh ngoài da.
Cách dùng: Dùng ngoài (giã đắp) không kể liều lượng hoặc dùng dưới dạng nước sắc, mỗi ngày dùng 10-20g.
3. Bài thuốc:
1. Ðau chín mé: Dùng lá cây Màn màn tím nghiền nát với một ít muối ăn đắp bó ngón tay vào buổi tối.
2. Nhức đầu: Nghiền nát một nắm cành lá Màn màn tím đắp vào thái dương.
3. Sưng hạch ở cổ, ở cạnh tai, sưng vú: Cành, lá Màn màn tím tươi giã đắp vào chỗ đau. Dịch lá cây nhỏ vào tai trị viêm đau tai.
4. Chữa viêm thận, viêm gan mạn tính: Lá màn màn tím tươi 20g, sắc uống hàng ngày.
5. Hỗ trợ ổn định men gan, điều trị gia tăng men gan do bệnh viêm gan siêu vi C: Lá và thân non cây Màn màn tím nấu canh ăn hàng ngày.